Công trình tôn giáo đặc sắc cũng là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch tại Bến Tre. Trong số những địa chỉ được đông đảo du khách ghé thăm thì Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre cũng trở thành điểm sáng. Nơi đây gây thú vị với người ta bởi sự tinh tế trong kiến trúc cũng như các câu chuyện tâm linh thú vị xoay quanh nó. Vậy để hiểu rõ hơn về địa chỉ này. BenTretoplist mời bạn theo dõi bài viết sau đây.
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre ở đâu?
Ở Bến Tre có rất nhiều địa điểm du lịch sinh thái, lịch sử và du lịch tâm linh. Trong đó, Đền Đức Mẹ La Mã được xem là một trong những điểm đến được phần đông du khách ghé đến. Đặc biệt là các tín đồ tôn giáo thập phương cùng nhau tề tựu về đây để hành lễ.
Địa điểm này nằm ở xã Hương Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Nơi đây cũng được công nhận là một trong ba trung tâm hành hương của Giáo phận Vĩnh Long. Vào năm 1951, Đức Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục thiết lập với mục đích kính thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Tên gọi này của Đền Đức Mẹ La Mã được giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến hiện tượng bức ảnh của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hồi sinh. Sau hơn 3 tháng nằm dưới kênh, hình ảnh bị phai mờ và không còn rõ. Chính tại nhà thờ cũng là nơi lưu giữ bức ảnh này bao năm qua.
Con đường hành hương về Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Cùng với Đức Mẹ La Vang và Đức Mẹ Trà Kiệu, Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre là một trong ba trung tâm hành hương lớn hiện nay của Giáo hội Việt Nam. Bởi thế không lấy làm lạ khi nơi đây đón nhận lượng lớn du khách ghé thăm thường xuyên.
Vị trí của Đền nằm ở huyện Giồng Trôm cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 26km. Để di chuyển đến đây cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần đi dọc theo Tỉnh lộ 885 qua Ngã 3 Sơn Đốc. Nhà thờ nằm cách khu ngã ba Sơn Đốc khoảng chừng 5km. Đến đây, bạn có thể hỏi thăm người dân để đi đúng hướng.
Ngoài con đường trên, bạn cũng có thể đến được Đền Đức Mẹ La Mã theo một số tuyến đường khác. Có thể chạy theo trục đường lớn tỉnh lộ 887, đi qua cầu Bến Tre tới Ngã ba Sơn Đốc. Trục đường này ngắn hơn so với tuyến đường trên qua có đi ngang qua đền thờ Trung tướng Nguyễn Văn Cống. Nếu có thời gian, bạn cũng có thể dừng chân khám phá thêm.
Những điều thú vị tại Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre
Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre được xem là một điểm đến vô cùng linh thiêng. Nếu tìm hiểu về nơi này, bạn sẽ biết địa điểm này gắn liền với một số câu chuyện tâm linh kỳ bí. Nổi bật trong đó là chuyện “sự la La Mã”.
Ban đầu, bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được linh mục Luca Sách tặng khi thành lập họ đạo Sơn Đốc. Sau đó, do ảnh hưởng của chiến tranh, các giáo dân phải tản cư. Trong đó, có một người tên Nguyễn Văn Hạt đã lẻn vào nhà thờ để lấy bức ảnh đem về nhà. Sau đó đưa cho con trai là ông Thành cất giữ. Về sau, khi họ đạo Bầu Dơi hay còn có tên gọi là họ đạo La Mã được thành lập. Do đó, bức ảnh này cũng trở thành linh vật của họ đạo La Mã.
Câu chuyện tâm linh
Vào năm 1950, trong quá trình chạy loạn giặc Pháp, một giáo dân đã mang theo bức ảnh Đức Mẹ. Tuy nhiên, dọc đường không may rơi xuống sông. Mãi cho đến 3 tháng sau, một nữ Cao Đài tên Võ Thị Liễng đã vô tình nhặt được khi đang mò cua bắt ốc. Lúc này bức ảnh còn nguyên khung nhưng ảnh bị mờ và ố vàng.
Một lần nữa, sau khi đem về thờ, gia đình ông Hạt lại trải qua cuộc bắn phá của giặc Pháp. Thế nhưng, ngay tại tủ thờ có đặt ảnh của Đức Mẹ, đây là nơi mà ông và con trai ẩn núp lại còn nguyên vẹn. Kỳ lạ thay, bức ảnh bị phai nhạt khi xưa đã nổi lên rõ ràng.
Duy chỉ còn mũ triều thiên trên đầu Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng thì còn lu mờ. Thêm nữa, sau khi đem bức ảnh về thờ tại nhà thờ La Mã mới. Vào dịp lễ cung nghinh ảnh, điều kỳ diệu lại xảy ra đó là các chi tiết được hiện lên rõ nét, không còn lỗ thủng. Chính những điều này, đã khiến cho giáo dân tin tưởng về phép màu Đức Mẹ hiển linh. Nó giống như bảo bối, linh hồn của nhà thờ La Mã.
Kiến trúc
Qua thời gian, nhà thờ La Mã được xây dựng và trùng tu trở thành nơi hành hương trọng yếu của các giáo dân. Kiến trúc của nhà thờ toát lên được nét linh thiêng về đền thờ Đức Mẹ. Chiều dài nhà thờ khoảng 35m, nganh 16m, tháp chuông cao 19m.
Một số công trình đã được dựng lên để minh chứng cho câu chuyện tâm linh ở nhà thờ. Chẳng hạn như ở đoạn sông nằm hướng trước mặt nhà thờ đã từng dựng một đài kỷ niệm. Nơi đây ghi dấu việc bà Sáu Liềng (bà Liễng) vớt được bức ảnh của Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Thế nhưng hiện tại đài đã bị vùi lấp dưới sông và không còn dấu tích.
Ngoài ra, ở khu đất sát bờ sông La Mã, ở hướng sau nhà thờ cũng có một đài kỷ niệm, nơi đây khi xưa là vị trí căn nhà của ông Hạt, người đã bảo vệ ảnh thờ của Đức Mẹ.
Hoạt động tại nhà thờ
Cũng như những nhà thờ khác, đền Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre cũng có ngày lễ hằng tuần. Các bà con tại Bến Tre, tín đồ giáo dân cũng như du khách sẽ ghé qua đây để tham gia các ngày lễ lớn.
Hơn nữa, là một trong 3 trung tâm hành hương lớn tại Việt Nam nên việc tổ chức lễ ở đây cực kỳ được chú trọng. Các Cha sẽ thực hiện lễ tại sảnh chính của nhà thờ. Thường thì ngày thứ 7 và chủ nhật mỗi tuần là hoạt động chính của thánh lễ.
Ngoài ra, cứ vào ngày 5/5 và 7/10 Giáo phận Vĩnh Long và Họ đạo La Mã có tổ chức 2 ngày đại lễ lớn. Nhằm kỷ niệm tìm được ảnh Mẹ và ngày 7/10 là ngày kỷ niệm Linh Ảnh Mẹ Lộ Hình.
Trên đây là các thông tin cơ bản cho bạn khi đến với Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre. Để tận mắt chứng kiến công trình đặc sắc này, hãy lên lịch trình và đến tận nơi. BenTretoplist tin rằng nơi này sẽ để lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
Xem thêm:
Du ngoạn Cồn Phụng Bến Tre
Top 7 quán bún riêu Bến Tre
Top 5+ địa chỉ ăn chuột dừa Bến Tre